User Persona cải tiến và quy trình 10 bước hoàn thiện
Persona là gì
User Persona, hay Persona là hồ sơ nhân tạo cung cấp thông tin về một nhóm khách hàng mục tiêu. Dữ liệu trong Persona được tạo nên từ dự liệu thực và phản ánh nhu cầu hay mong đợi nhóm người đó.
Định nghĩa một Persona chất lượng cao?
Tính độc nhất - Thông tin về người nên hoàn toàn phục vụ cho dự án mục tiêu chứ không phải tái sử dụng từ dự án khác.
Dữ liệu thật - Thông tin được thu thập từ nguồn đáng tin cậy, càng trực tiếp càng tốt
Cơ sở dữ liệu có sẵn về khách hàng của doanh nghiệp (hồ sơ khách hàng, hóa đơn bán hàng, lịch sử giao dịch,…)
Khảo sát trực tuyến hoặc trực tiếp (thu thập thông tin nhân khẩu học, ý kiến nhận xét và phản hồi về sản phẩm hoặc dịch vụ)
Phỏng vấn (thu thập thông tin nhân khẩu học, kinh nghiệm, cảm nhận và mong đợi đối với sản phẩm hoặc dịch vụ)
Nghiên cứu dữ liệu từ các tổ chức, cơ quan hoặc công ty chuyên về nghiên cứu thị trường (thu thập thông tin nhân khẩu học, xu hướng, thói quen và hành vi mua hàng)
Hợp thời - thông tin sát với bối cảnh thực tế, đang xảy ra trong cuộc sống
Cập nhật mới - thông tin phản ánh xu hướng thị trường
Khách quan - thông tin tránh dựa trên thiên kiến cá nhân
Persona có vai trò gì trong UX Design?
Persona ban đầu được chủ yếu ứng dụng trong marketing, phục vụ xây dựng sản phẩm.
Xét về ý nghĩa, dữ liệu trong Persona không hoàn toàn mang giá trị quyết định trong thiết kế UX. Quy trình thiết kế UX xem Persona là nguồn tham khảo tương đối, nhằm thiết lập các tình huống giả định và lường trước các yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến trải nghiệm.
Trong mô hình hiện đại, dữ liệu nhân khẩu ta thường thấy trên hồ sơ phần lớn đóng góp ít đáng kể trong hoạt động phát triển UX hay khám phá nhu cầu/painpoint của người dùng. Chúng ta dành nhiều thời gian vạch ra những stereotype dựa trên dữ liệu nhân khẩu; Nhưng tư duy cơ sở ở đây không phải để xác định "User là ai", mà là "User có xu hướng phản ứng hay tương tác thế nào trong trường hợp này, hay ngữ cảnh kia". Những thông tin chỉ mang tính đại diện này có thể dẫn dắt sai lệch trong xác định hướng tổ chức.
Ngoài ra, thiên kiến cá nhân cũng là một trong những yếu tố làm giảm giá trị của Persona. Tuy nhiên, đây lại là bản chất tự nhiên và khó tránh khỏi trong quá trình con người quan sát con người.
Bên cạnh những nhược điểm, nhiều khía cạnh ý nghĩa khác của Persona đã làm nó phổ biến và dần trở thành công cụ đắc lực đối với UX designer.
Các vai trò có thể kế đến:
Lựa chọn chiến lược UX
Kế hoạch phát triển các chức/tính năng cũng như giải pháp ưu tiên
Cung cấp quan điểm về user để định hướng và thiết kế có user-centered hơn
Đồng cảm và thấu hiểu user hơn về góc nhìn của họ, từ đó nhận diện được nhu cầu và mong đợi từ họ
Tạo ra các kịch bản, user story hợp lý, dễ hiểu
Thuận tiện và thống nhất thông tin khi trao đổi vấn đề giữa các team member
Hướng dẫn tạo User Persona
Giai đoạn 1 (Research): Nghiên cứu người dùng
Xác định nguồn nghiên cứu, kiểm duyệt câu những hỏi phù hợp, thu thập thông tin đầu vào.
Xác định kế hoạch nghiên cứu (purposes, business goals, timeline, resources,…);
Xây dựng bảng câu hỏi tự vấn để sáng tỏ vấn đề, các giá trị đang hướng đến của người dùng (goals, needs, concerns, painpoints,…);
Thu thập insight về nhân khẩu học và hành vi thông qua khảo sát, interview, nguồn internet,…
Giai đoạn 2 (Mapping): Lập bản đồ Persona
Tổ chức các dữ liệu thông tin thành các Persona theo một mô hình đáp ứng yêu cầu ban đầu.
Tạo/Tìm bố cục trình bày hồ sơ;
Xác định số lượng Persona cần thiết;
Phân tích, phân loại dữ liệu thông tin (đã thu thập ở bước 3);
Bắt đầu tạo các Persona.
Giai đoạn 3 (Distribution): Sử dụng Persona
Sử dụng và lưu trữ phục vụ quá trình phát triển thiết kế UX; Nội dung của Persona cũng cần được liên tục cập nhật để đảm bảo giá trị hữu ích.
Phân loại ưu tiên cho các Persona (nhiều cơ hội kinh doanh nhất đến ít nhất);
Ứng dụng Persona vào các hoạt động thuyết trình, báo cáo, thiết kế, cải tạo thiết kế,…;
Chỉnh sửa dữ liệu Persona khi đã outdated.
Cộng đồng tự học UX: facebook.com/learn.ux
#TuiLaNewbie